Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.

     - Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.

     - Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 – 250 m, độ dốc từ 10 – 30%.

     Đặc điểm khí hậu:

     Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

     - Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 – 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 – 7.500oC.

     - Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).

     - Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.

     - Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

     - Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.

     Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.

     Đặc điểm thủy văn

     Chế độ thủy văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn.

     - Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/s, trên sông Hiến là 37,4 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông suối trong mùa lũ như trên và do ảnh hưởng của địa hình lòng máng, nên hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây hậu quả trầm trọng như lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung.

     - Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng, đỉnh mùa cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3/s và trên sông Hiến 10,9 m3/s

     Tài nguyên phục vụ du lịch:

     Thành phố có nhiều di tích lịch sử được các cấp công nhận bao gồm:

    1.1. Di tích lịch sử cách mạng nền nhà Tỉnh ủy và Sân Vận động tỉnh Cao Bằng: Ngày 03/6/1988 được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

     1.2. Di tích lịch sử Pháo Đài quân sự tỉnh: Nằm trên địa bàn phường Tân Giang, là di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận năm 2001, đã được cắm bia.

     1.3. Di tích lịch sử văn hóa Địa điểm lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong:  Ngày 21/10/1988 được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

     1.4. Di tích lịch sử cách mạng Miếu Khau Roỏc: Ngày 19/4/2001 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử.

     1.5. Di tích lịch sử văn hoá Chùa Phố Cũ:  Ngày 31/12/2002 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa Chùa Phố Cũ.

     1.6. Di tích lịch sử văn hoá Đền Bà Hoàng:  Ngày 04/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử Đền Bà Hoàng.

    1.7. Di tích lịch sử văn hoá Đền Kỳ Sầm: Ngày 7/1/1993 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích lịch sử Đền Kỳ Sầm - Vĩnh Quang - Hòa An.

    1.8. Quần thể di tích lịch sử văn hoá chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều:

     - Ngày 4/9/1995 được Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích nghệ thuật chuông chùa Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     - Ngày 4/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Chùa Viên Minh (Chùa Đà Quận) xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     - Ngày 4/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Quan Triều xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     - Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận đôi chuông chùa Viên Minh, đền Quan Triều là  Bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016.

     1.9. Di tích lịch sử văn hóa Chùa Đống Lân: Nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo, ngày 15/1/1997 được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

     Ngoài các điểm du lịch thuộc địa phận thành phố trong mạng lưới du lịch của tỉnh Cao Bằng như chùa Phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, khu Lâm Viên Kỳ Sầm. chùa Đà Quận, Đền Đống Lân, Đền Bà Hoàng... Thành phố Cao Bằng còn là điểm dừng chân của khách du lịch đến thăm quan các di tích lịch sử, các khu danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Tư 2024><<
Tháng Tư 2024
 HBTNSBC
1325262728293031
141234567
15891011121314
1615161718192021
1722232425262728
18293012345
Lịch công tác tuần
Đăng nhập