Giới thiệu chung

Dân số toàn đô thị: là:  73.940 người (kể cả dân số quy đổi, trong đó dân số thành thị là 63.598 người. Dân số nông thôn là 10.432 người.

Về thành phần dân tộc ở thành phố có 3 dân tộc chính là người Tày chiếm 47,53%, người Kinh chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97% dân số chung; ngoài ra còn khoảng 0,72% là dân tộc khác.*

Thành phố Cao Bằng hiện có 11 đơn vị hành chính, gồm 08 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung) và 03 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang, với tổng số 118 tổ dân phố, xóm (gồm 95 tổ dân phố và 23 xóm)

 Lịch sử hình thành:

     Địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi soạn năm 1438, khi chép về sông Bồ và sông Hòa an đã xác định vị trí của hai con sông đó “Ở về Cao Bằng”, sách chép “Cao bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; đông bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; tây nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là phên dậu thứ tư về phương bắc vậy” (trích địa chí Cao Bằng trang 29, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2000). Sách Việt kiệu thư của lý văn Phượng (người đời Minh, Trung Quốc) viết năm 1540, mục “Châu quận duyên cách” ghi tên các đạo, phủ, châu, huyện nước ta hồi đầu nhà Lê, có tên phủ Cao Bằng.

     Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép năm 1499 “đặt riêng ra làm trấn Cao Bằng”. Nhà Mạc chiếm đóng Cao Bằng gần 70 năm, đến năm vĩnh trị thứ 2 (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt làm trấn Cao Bằng.

     Tháng 10 năm 1950, Cao Bằng đã sạch bóng quân thù, thực dân Pháp thất bại ở chiến dịch biên giới, Ủy ban Hành chính thị xã được thành lập, từ năm 1954 đến nay thị xã Cao Bằng luôn có sự thay đổi từ năm 1954 - 1971 thị xã bao gồm toàn bộ phường Hợp Giang (ngày nay) và có các phố ngoại thị: Phố Tam Trung, Phố Thanh Sơn, phố Nà phía, khu Tân An; từ năm 1971 - 1982 thị xã Cao Bằng được mở rộng (theo Quyết định số 225- TTg ngày 21/8/1971 của Bộ trưởng phủ thủ tướng sáp nhập vào thị xã Cao Bằng các xóm của một số xã thuộc Hòa An là xóm Nà Lắc, xóm Nà Chướng, xóm Nà Hoàng, xóm Nà Gà, xóm Nà Rụa, Nà Phía, Nà Đoỏng, Mỏ Muối, và Khuổi Tít thuộc xã Lê Chung, các xóm Hoàng Ngà, Nà Cạn thuộc xã Quang Trung, xóm Nà Kéo thuộc xã Ngũ Lão,Các xóm Gia Cung, Nà Pế, Nà Lum, Thắc Thúm, Giả Ngẳm thuộc xã Vĩnh Quang; Đến tháng 01/2003 thị xã mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng theo Nghị định số 77/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

    Thị xã Cao Bằng là một trong 13 đơn vị hành chính cấp huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, là thị xã nằm ở vùng Đông - Bắc của Tổ quốc.

     Thị xã Cao Bằng được thành lập từ những năm 1954, trong quá trình kháng chiến. Với hơn 50 năm qua, là một thời gian dài đối lịch sử của một đô thị.

Tháng 10 năm 1950, Cao Bằng đã sạch bóng quân thù, thực dân Pháp thất bại ở chiến dịch biên giới, Ủy ban Hành chính thị xã được thành lập, từ năm 1954 đến nay thị xã Cao Bằng luôn có sự thay đổi, mở rộng, phát triển về địa giới hành chính cụ thể như sau:

     - Từ năm 1954 - 1971 thị xã bao gồm toàn bộ phường Hợp Giang (ngày nay) và có các phố ngoại thị: Phố Tam Trung, Phố Thanh Sơn, phố Nà phía, khu Tân An;

     - Từ năm 1971 - 1982 thị xã Cao Bằng được mở rộng (theo Quyết định số 225- TTg ngày 21/8/1971 của Bộ trưởng phủ thủ tướng sáp nhập vào thị xã Cao Bằng các xóm của một số xã thuộc Hòa An là xóm Nà Lắc, xóm Nà Chướng, xóm Nà Hoàng, xóm Nà Gà, xóm Nà Rụa, Nà Phía, Nà Đoỏng, Mỏ Muối, và Khuổi Tít thuộc xã Lê Chung, các xóm Hoàng Ngà, Nà Cạn thuộc xã Quang Trung, xóm Nà Kéo thuộc xã Ngũ Lão, Các xóm Gia Cung, Nà Pế, Nà Lum, Thắc Thúm, Giả Ngẳm thuộc xã Vĩnh Quang;

     - Đến tháng 01/2003 thị xã mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng theo Nghị định số 77/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

    - Ngày 1/11/2010 Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng 11 đơn vị hành chính trực thuộc (6 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân và 5 xã: Duyệt Trung, Hòa Chung, Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang).

     Ngày 18/10/2010 Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 926/QĐ-BXD chính thức công nhận thị xã Cao Bằng là đô thị loại III nhằm đánh dấu bước ngoặt phát triển của thị xã. Ngày 25/9/2012, Chính phủ ra Nghị quyết số 60/NQ/CP về việc thành lập thành phố cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.

* Số liệu dân số, dân tộc lấy theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2020

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Ba 2024><<
Tháng Ba 2024
 HBTNSBC
926272829123
1045678910
1111121314151617
1218192021222324
1325262728293031
141234567
Lịch công tác tuần
Đăng nhập