Tiềm năng phát triển

 * Tài Nguyên đất

1.1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất

          Năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 10.711,71 ha, bao gồm 8 phường và 3 xã.

          1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

          Hiện nay, toàn thành phố có 7.923,61 ha đất nông nghiệp, chiếm 73,97% tổng diện tích tự nhiên, trong đó hiện trạng một số loại đất chính như sau:

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 thành phố Cao Bằng

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

NNP

7.923,61

100,00

1

Đất trồng lúa

LUA

1.031,38

13,02

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

850,97

10,74

2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

850,69

10,74

3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1.169,20

14,76

4

Đất rừng phòng hộ

RPH

329,94

4,16

5

Đất rừng sản xuất

RSX

4.486,62

56,62

6

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

55,08

0,70

7

Đất nông nghiệp khác

NKH

0,70

0,01

          Chi tiết các loại đất như sau:

          - Đất trồng lúa: diện tích là 1.031,38 ha, chiếm 13,02% tổng diện tích đất nông nghiệp thành phố. Diện tích đất trồng lúa tập trung nhiều tại xã Hưng Đạo 311,22 ha; Vĩnh Quang 228,07 ha; Chu Trinh 111,57 ha, Phường Đề Thám 160,92 ha.

          Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước là 850,97 ha, chiếm 10,74% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước tập trung nhiều tại xã Hưng Đạo 275,43 ha; Vĩnh Quang 201,69 ha; Đề Thám 144,55 ha.

          - Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích là 850,69 ha, chiếm 10,74% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tập trung nhiều tại xã Chu Trinh 252,17 ha; phường Đề Thám 166,40 ha; Xã Hưng Đạo 115,62 ha…

          - Đất trồng cây lâu năm: diện tích là 1.169,20 ha, chiếm 14,76% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu năm tập trung nhiều tại phường Sông Hiến 325,77 ha; Đề Thám 212,09 ha; Xã Hưng Đạo 118,62 ha, phường Sông Bằng 117,23 ha.

          - Đất rừng phòng hộ: diện tích là 329,94 ha, chiếm 4,16% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ của thành phố nằm trên địa bàn 3 xã phường: phường Sông Bằng 76,81 ha, phường Ngọc Xuân 135,17 ha và xã Chu Trinh 117,96 ha.

          - Đất rừng sản xuất: diện tích là 4.486,62 ha, chiếm 56,62% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất của thành phố tập trung nhiều tại xã Chu Trinh 1.684,09 ha; Vĩnh Quang 761,52 ha; Duyệt Trung 562,51 ha, Sông Bằng 377,91 ha.

          - Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích là 55,08 ha, chiếm 0,70% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của thành phố tập trung nhiều xã Hưng Đạo 15,17 ha, Sông Hiến 8,92 ha; Hòa Chung 6,91 ha, Vĩnh Quang 7,89 ha…

          - Đất nông nghiệp khác: diện tích là 0,70 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất nông nghiệp nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo.

          1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

          Đất phi nông nghiệp có 2.737,39 ha, chiếm 25,56% tổng diện tích tự nhiên của thành phố.

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 thành phố

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất phi nông nghiệp

PNN

2.737,39

100,00

1

Đất quốc phòng

CQP

146,26

5,34

2

Đất an ninh

CAN

72,99

2,67

3

Đất khu công nghiệp

SKK

96,65

3,53

4

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

12,91

0,47

5

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

167,76

6,13

6

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

462,16

16,88

7

Đất phát triển hạ tầng

DHT

700,64

25,60

8

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

0,23

0,01

9

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

38,71

1,41

10

Đất ở tại nông thôn

ONT

135,62

4,95

11

Đất ở tại đô thị

ODT

446,20

16,30

12

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

34,64

1,27

13

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

9,59

0,35

14

Đất cơ sở tôn giáo

TON

2,45

0,09

15

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

81,58

2,98

16

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

73,29

2,68

17

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

4,92

0,18

18

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

0,13

0,00

19

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

1,44

0,05

20

Đất sông, ngòi

SON

247,63

9,05

21

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

1,15

0,04

22

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0,45

0,02

          Chi tiết các loại đất như sau:

          - Đất quốc phòng: diện tích là 146,26 ha, chiếm 5,34% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố, phân bố ở tất cả các phường, xã (trừ phường Sông Hiến và Duyệt Trung). 

          - Đất an ninh: diện tích là 72,99 ha, chiếm 2,67% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố, phân bổ tại tất cả các phường xã (trừ xã Hưng Đạo và xã Chu Trinh).

          - Đất khu công nghiệp: có diện tích là 96,65 ha, chiếm 3,53% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố. Đây là diện tích đất cụm công nghiệp Chu Trinh 33,76 ha và cụm công nghiệp Đề Thám 62,89 ha.

          - Đất thương mại, dịch vụ: diện tích là 12,91 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại phường Ngọc Xuân 3,79 ha, phường Hợp Giang 2,51 ha, phường Sông Bằng 1,81 ha...

          - Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích là 167,76 ha, chiếm 6,13% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại xã Chu Trinh 126,29 ha, phường Sông Hiến 8,91 ha, phường Ngọc Xuân 14,37 ha.

          - Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: có diện tích là 462,16 ha, chiếm 16,88% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại các phường: Duyệt Trung 219,01 ha, Tân Giang 124,99 ha,  Chu Trinh 76,06 ha, Hòa Chung 22,09 ha…

          - Đất phát triển hạ tầng: diện tích là 700,64 ha, chiếm 25,60% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại phường Đề Thám 118,39 ha; Vĩnh Quang 99,12 ha; Chu Trinh 102,71 ha, Sông Hiến 100,49 ha... Trong 5 năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố được quan tâm đầu tư xây dựng như các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế, văn hóa... Diện tích đất phát triển hạ tầng của thành phố bao gồm các loại đất sau:

          + Đất giao thông: toàn thành phố có 468,65 ha, chiếm 66,89% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất thuỷ lợi: toàn thành phố có 106,01 ha, chiếm 15,13% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất công trình năng lượng: toàn thành phố có 57,11 ha, chiếm 8,15% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất công trình bưu chính, viễn  thông: toàn thành phố có 1,24 ha, chiếm 0,18% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất xây dựng cơ sở văn hóa: toàn thành phố có 9,61 ha, chiếm 1,37% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất xây dựng cơ sở y tế: toàn thành phố có 5,45 ha, chiếm 0,78% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: toàn thành phố có 39,11 ha, chiếm 5,58% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: toàn thành phố có 6,21 ha, chiếm 0,89% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất cơ sở dịch vụ về xã hội: toàn thành phố có 4,07 ha, chiếm 0,58% đất phát triển hạ tầng.

          + Đất chợ: toàn thành phố có 3,20 ha, chiếm 0,46% đất phát triển hạ tầng.

          - Đất có di tích, lịch sử văn hóa: toàn thành phố có 0,23 ha, tập trung tại 4 xã phường: Duyệt Chung 0,01 ha, Sông Bằng 0,04 ha, Đề Thám 0,14 ha, Hưng Đạo 0,04 ha

          - Đất bãi thải, xử lý chất thải: diện tích là 38,71 ha, chiếm 1,41% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, phân bổ tại phường Đề Thám 20,49 ha và xã Chu Trinh 18,23 ha.

          - Đất ở tại nông thôn: diện tích là 135,62 ha, chiếm 4,95% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung tại 3 xã Hưng Đạo 55,08 ha, Vĩnh Quang 51,31 ha, Chu Trinh 29,23 ha.

          - Đất ở tại đô thị: diện tích là 446,20 ha, chiếm 16,30% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung tại tất cả 8 phường.

          - Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích là 34,64 ha, chiếm 1,27% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại Đề Thám 24,59 ha; Hợp Giang 6,46 ha; Ngọc Xuân 1,06 ha. Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan được phân bố đầy đủ tại tất cả các đơn vị hành chính trong thành phố và đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của địa phương.

          - Đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp: diện tích 9,59 ha, chiếm 0,35% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung tại phường Sông Hiến 4,41 ha, Đề Thám 4,33 ha, Hợp Giang 0,69 ha, Tân Giang 0,12 ha, Sông Bằng 0,03 ha.

          - Đất cơ sở tôn giáo: diện tích 2,45 ha, chiếm 0,09% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung tại phường Sông Hiến 0,89 ha, Hợp Giang 0,06 ha, Hưng Đạo 1,50 ha.

          - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 81,58 ha, chiếm 2,98% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều tại phường Sông Hiến 17,76 ha; Hòa Chung 13,29 ha; Đề Thám 12,20 ha.

          - Đất sản xuất vật liệu xây dựng: diện tích là 73,29 ha, chiếm 2,68% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều ở xã Hưng Đạo 37,68 ha, Duyệt Chung 22,42 ha, Chu Trinh 5,53 ha, Đề Thám 5,48 ha.

          - Đất sinh hoạt cộng đồng: diện tích là 4,92 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích tập trung nhiều tại Ngọc Xuân 0,73 ha; Đề Thám 0,55 ha; Sông Bằng 0,50 ha; Sông Hiến 0,50 ha.

          - Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: diện tích là 0,13 ha, tập trung tại phường Sông Bằng 0,04 ha, Đề Thám 0,08 ha.

          - Đất cơ sở tín ngưỡng: diện tích là 1,44 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích tập trung nhiều tại xã Vĩnh Quang 1,00 ha, phường Đề Thám 0,16 ha, Hưng Đạo 0,11 ha.

          - Đất sông, suối: diện tích là 247,63 ha, chiếm 9,05% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

          - Đất có mặt nước chuyên dùng: diện tích là 1,15 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

          - Đất phi nông nghiệp khác: diện tích là 0,45 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung tại Xã Vĩnh Quang 0,36 ha, xã Hưng Đạo 0,09 ha.

          1.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng

          Hiện nay toàn thành phố còn 50,72 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung nhiều tại xã Chu Trinh 10,89 ha; Hòa Chung 8,81 ha; Hưng Đạo 7,55 ha.

          1.1.4. Hiện trạng đất khu đô thị

          Diện tích đất đô thị toàn thành phố là 5.475,91 ha, chiếm 51,12% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố, tập trung tại 8 phường. Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 3.709,84 ha;

          - Đất phi nông nghiệp có diện tích 1.738,27 ha;

   *  Tài nguyên khoáng sản

    Trên địa bàn thành phố Cao Bằng hiện nay có một số loại khoáng sản sau:
    - Mỏ sắt Nà Rụa (cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía tây bắc) dự báo có trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, hiện mỏ này đang được đầu tư khai thác. Ngoài ra còn có các mỏ sắt có trữ lượng nhỏ như Nà Lủng, Kéo Mỏ đã và đang khai thác.
    - Mỏ đồng, niken ở phường Sông Bằng.
    - Mỏ sét sản xuất gạch ngói ở phường Ngọc Xuân, mỏ sét xi măng Đoỏng Luông ở phường Đề Thám.
    - Mỏ than nâu Nà Cáp có trên địa bàn phường Sông Hiến.
    - Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các điểm mỏ khai thác đá, cát sỏi làm vật liệu xây dựng, cầu đường …
    Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của thành phố Cao Bằng tương đối phong phú về chủng loại nhưng phần lớn là có trữ lượng nhỏ, ngoại trừ mỏ sắt Nà Rụa ở các phường Hòa Chung và Tân Giang.
    Các mỏ khoáng sản quy hoạch thành phố Cao Bằng
STT Tên mỏ Địa chỉ Diện tích (ha) Ghi chú
1 Mỏ sét Mạ Xà Xã Hưng Đạo 10,0 Đang hiệu lực
2 Mỏ sét Lũng Mật Xã Hưng Đạo 4,20 Quy hoạch
3 Mỏ sét Nà Mạ Xã Vĩnh Quang 3,00 Quy hoạch 
4 Mỏ cát sỏi đồi Nà Đoỏng Phường Duyệt Trung 4,53   Quy hoạch
5 Mỏ cát sỏi đồi xóm Bản Tại Xã Vĩnh Quang 25,00 Quy hoạch
6 Mỏ cát, sỏi đồi Nà Khoang, xóm Khuổi Kép Phường Đề Thám 13,60 Kế hoạch 2021
7 Mỏ cát, sỏi đồi Nà Hoàng phường Hòa Chung 25,00 Kế hoạch 2021
8 Mỏ cát, sỏi đồi thôn Đồng Tâm phường Sông Hiến 7,70 Quy hoạch
9 Mỏ cát sỏi Kéo Thin - Khau Cải Xã Bạch Đằng, huyện Hoà An giáp Phường Đề Thám, Tp Cao Bằng 48,00 Đang hiệu lực
10 Mỏ cát sỏi Cải Chắp xã Lê Chung, huyện Hòa An, và phường Hòa Chung, tp Cao Bằng 8,86 Đang hiệu lực
11 Mỏ đá xóm 8 Phường Duyệt Trung 1,00 Đang hiệu lực
12 Mỏ đá Nà Lũng Phường Duyệt Trung 4,10 Quy hoạch 
13 Mỏ đá Bản Ngần Xã Vĩnh Quang 8,00 Quy hoạch 
14 Mỏ đá Phia Khao Xã Vĩnh Quang 1,50 Quy hoạch 
15 Mỏ đá Khưa Vặn Xã Chu Trinh 2,00 Đang hiệu lực
16 Mỏ đá Thua Phia Xã Chu Trinh 1,58 Đang hiệu lực
17 Mỏ đá Lũng Nà Xã Chu Trinh 3,00 Quy hoạch
18 sẳt Nà Đoỏng Phường Duyệt Trung 2,70 Quy hoạch  
19 Sắt Boong Quang Xã Chu Trinh 22,50 Quy hoạch  
20 Sắt lăn Nà Cạn phường Sông Bằng 23,60 Quy hoạch  
21 Sắt Nà Lũng Phường Duyệt Trung 39,82 đang hiệu lực
22 Mỏ sắt Nà Rụa phường Tân Giang 93,00 Đang hiệu lực
23 Đồng - niken Suối Cùn xã Ngũ Lão, huyện Hòa An và phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng 268,4 Đang hiệu lực

24 Vàng Cổc Gằng xã Chu Trinh 265,00 Quy hoạch 

25 Sắt Nà Đoỏng I, Nà Đoỏng II và đồi Khe Khoòng Phường Duyệt Trung 22,50 Quy hoạch  
26 Sắt Đăm Đông - Lũng Phải Phường Duyệt Trung 29,80 Quy hoạch

    * Tài nguyên rừng

Thànhphố Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 10.711,6 ha, diện tích đất rừng 6.123, 8 ha, chiếm 57,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ 268,3 ha, rừng sản xuất 5.855,5 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 là 47%, bao gồm rừng trồng 1.908,3 ha; diện tích đất chưa thành rừng 1.087,8 ha. Các cây lâm nghiệp hiện trồng trên địa bàn chủ yếu là cây thông, cây keo giá trị kinh tế không cao,…Vì vậy việc cải tạo, phát triển lâm nghiệp đô thị bằng những cây trồng có giá trị cao kết hợp với cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán rừng sẽ cung cấp cho cư dân các lợi ích về kinh tế, giáo dục và môi trường là hết sức cần thiết. Thực tế đã chứng  minh các mô hình trồng rừng cây Lim xanh, cây Dổi, cây Lát, cây Mít, cây Mácca gắn với cây dược liệu và du lịch sinh thái đem lại lợi ích cụ thể như sau:

Về vật chất, nhu cầu sử dụng gỗ Lim xanh, gỗ Dổi, gỗ Mít trong xây dựng dân dụng, trong trang trí nội thất và đồ mộc rất lớn. Nguồn cung cấp gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt vì thế việc đầu tiên là cần xây dựng các mô hình trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến sẽ tạo nguồn lâm sản và nguồn thảo dược dồi dào cho dân cư.

Với sự đa dạng và phong phú về cây trồng về hình dáng, màu sắc, chiều cao, thời kỳ ra hoa... sẽ giúp không khí trong lành hơn, cây xanh trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các công trình kiến trúc, cây xanh hè phố, khu dân cư, công viên, khu vui chơi giải trí... là cầu nối giữa thiên nhiên và văn hóa.

Từ những khảo sát,  đánh giá hiện trạng và tiềm năng lâm nghiệp thành phố Cao Bằng, tiềm năng đất đai còn khá lớn có thể xây dựng mô hình bằng những giống cây trồng có giá trị kinh tế cao khoảng 500-600 ha, những cây trồng phù hợp được xác định là: cây Dổi ghép, cây Lim xanh, cây Lát, mít, cây Mácca,,..kết hợp với trồng thảo dược dưới tán rừng (gừng, nghệ, chè dây, bách bộ, giảo cổ lam,...), Mô hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp với cây thảo dược được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao thu nhập, làm đẹp cảnh quan môi trường, gắn với du lịch sinh thái là tư liệu thực vật cho người dân tham quan học tập, làm cơ sở nhân rộng sản xuất trên địa bàn các huyện, xã, phường, thị trấn, góp phần phát triển kinh tế địa phương và của tỉnh Cao Bằng.

  *   Tài nguyên du lịch:

     Thực hiện Chương trình số 10/CTr-TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020, ngày 11/10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó, quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch được xác định rõ vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

    Tài nguyên du lịch văn hóa

          - Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa (đền, chùa) gắn với lễ hội dân gian truyền thống vào mùa Xuân: Lễ hội chùa Đống Lân, quần thể di tích Đà Quận (xã Hưng Đạo); Lễ hội Đền Kỳ Sầm (xã Vĩnh Quang); Lễ hội đền Bà Hoàng (phường Sông Bằng); Lễ hội chùa Phố Cũ (phường Hợp Giang). Điều thú vị là chuỗi lễ hội bắt đầu từ ngày mồng Tám (Chùa Đống Lân), sang ngày mồng Chín (quần thể di tích Đà Quận) đến mồng Mười (Đền Kỳ Sầm), ngày rằm tháng Giêng (Đền Bà Hoàng) và khép lại mùa lễ hội Xuân vào ngày Mồng Hai tháng Hai (Chùa Phố Cũ)

          Những lễ hội Xuân truyền thống nói trên chứa đựng tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa - tâm linh. Bởi lẽ, "lên chùa lễ Phật" nhân dịp đầu năm là một nét đẹp của tín ngưỡng và phong tục đồng bào các dân tộc. Hàng năm, các lễ hội Xuân luôn thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và du khách thập phương.

          - Những di tích lịch sử - cách mạng: Pháo đài quân sự tỉnh (phường Tân Giang), Nền nhà cơ quan Tỉnh ủy (cũ) và Sân vận động tỉnh (phường Hợp Giang), miếu Khau Roọc (phường Đề Thám) gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng; Khu lưu niệm Đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (phường Đề Thám)

          Những di tích trên là những "địa chỉ đỏ" phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng cho thế hệ trẻ; đồng thời, cũng là những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu và du khách thuộc loại hình du lịch công vụ - khám phá.

          - Kho tàng văn hóa đa dân tộc (Tày, Nùng, Dao, H'mông, Kinh, Mường, Thái, Sán Chỉ...) với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tiêu biểu là những làn điệu dân ca (Then; Phong slư; Pựt lẳn; Hà lều; Nàng ới; Giá hai; Sli; Lượn).

          Đây là những di sản văn hóa phi vật thể cần được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị, nhất là những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc, có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng cho Non nước Cao Bằng.

          - Ẩm thực của địa bàn trung tâm, nơi hội tụ và lan tỏa phong vị các vùng, miền trong không gian Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Non nước Cao Bằng: Những món ngon như thịt hun khói, lạp xường, lợn quay, nằm khau/khau nhục, vịt quay 7 vị, gà hầm, xôi ngũ sắc, bánh áp chao, bánh khảo...đến các loại rau rừng (măng các loại, rau ngót, rau dạ hiến...); cùng với đó là các loại rượu trưng cất từ ngô, gạo, sắn được hạ thổ hay ngâm với cây thuốc quý là sự lựa chọn hoàn chỉnh cho những bữa ăn gia đình hay làm cỗ, giỗ chạp...

          Ẩm thực - Ăn uống là nhu cầu tự nhiên, thiết yếu của con người. Sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập ngày nay tạo cơ hội cho con người mở rộng giao lưu, thỏa mãn nhu cầu khám phá, hưởng thụ. Từ nhu cầu cơ bản về "ăn no, mặc ấm" trước kia dần chuyển sang "ăn ngon, mặc đẹp", đó là tất yếu. Bởi vậy, ẩm thực trong không gian CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân và du khách.

        Tài nguyên du lịch tự nhiên

          - Không gian kết nối mở từ CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (trong đó, khu vực Thành phố là một bộ phận trực thuộc): Ngoài ba tuyến du lịch hiện có (phía Bắc - "Hành trình về nguồn cội"; phía Tây - "Khám phá Phia Oắc - Vùng núi của những đổi thay"; phía Đông - "Trải nghiệm văn hóa ở xứ sở thần tiên"), khi mở rộng có thêm tuyến du lịch thứ tư phía Nam (tạm gọi tên - "Theo Bác đi chiến dịch"). Bên cạnh các tuyến du lịch nội tỉnh nói trên, từ thành phố Cao Bằng có tuyến đường liên tỉnh sang Hà Giang, đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hoặc theo đường Cô-lia xuôi xuống Vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Cạn; hoặc có thể tiện đường qua cửa khẩu quốc tế Tà Lùng tham quan một số khu du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)...

          Những tuyến du lịch trên chắc chắn sẽ đem đến những trải nghiệm độc đáo và cảm xúc khác biệt cho du khách trong và ngoài nước. Trong vị thế của địa bàn trung tâm, nơi kết nối các khu, điểm du lịch - Thành phố có nhiều lợi thế trong việc quảng bá, giới thiệu, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch bền vững.

          - Thành phố Cao Bằng nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

           "Ba mặt tam giang trôi cuồn cuộn - Bốn bề tứ trụ đứng chon von" cảnh quan Thành phố thật hùng vĩ, nên thơ, đã và đang được quy hoạch, kiến thiết và xây dựng một đô thị mang đậm đà bản sắc đặc trưng miền núi, hướng đến một thành phố du lịch, văn minh, hiện đại.

     Với vị thế là trung tâm của tỉnh Cao Bằng, việc phát triển tốt các dịch vụ du lịch ở địa phương không chỉ hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp cho Thành phố duy trì và phát huy được những nét đẹp của văn hóa dân tộc, bền vững với môi trường tự nhiên, mà còn tạo tác động lan toả, kích thích sự phát triển của các địa phương trong tỉnh, nhất là những địa phương có tiềm năng du lịch lớn như Hà Quảng, Trùng Khánh, Nguyên Bình..., góp phần cho tỉnh Cao Bằng phát triển bền vững phù hợp với định hướng chung của ngành du lịch tỉnh nhà.

   *  Nguồn lực con người

     Dân số toàn đô thị: Đến nay dân số toàn thành phố là: 3.840  người trong đó dân số thành thị là 63.598 người. Dân số nông thôn là 10.432 người.

     Tổng số lao động trong độ tuổi toàn thành phố là 31.581 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 23.327 người, lao đông nông nghiệp là 7.872 người.

     Nguồn nhân lực của thành phố Cao Bằng khá đông, có thể cung ứng đủ nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại địa phương.

     II. Một số kết quả nhiệm kỳ 2015 - 2020 của thành phố Cao Bằng:

Với mục tiêu "Tập trung xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố vững mạnh; huy động mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế chuyển dịch tích cực và bền vững đi đôi với phát triển tương xứng văn hóa - xã hội; hoàn thiện nâng cao chất lượng đô thị loại III, xây dựng thành phố đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại II".  Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền thành phố Cao Bằng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện các kế hoạch thực hiện Chương trình trọng tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển du lịch, dịch vụ; Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thuế; duy trì tổ chức gặp mặt, đối thoại giải quyết vướng mắc với các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh; Chủ động đề xuất với tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất một số khu vực có vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án, công trình quy mô lớn về phát triển dịch vụ...

Một trong những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020 đó lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, du lịch. Thành phố Cao Bằng đãhoàn thành 4 đề án gồm: Đề án xây dựng khu thương mại, dịch vụ tập trung trên địa bàn; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các điểm có dấu hiệu di tích gắn với phát triển du lịch; Đề án xây dựng tuyến phố đi bộ tại phường Hợp Giang... .Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, bám sát và thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố đã phối hợp với các sở, ngành mời gọi và thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược quan tâm nghiên cứu các dự án về đô thị, văn hóa, thể thao, như: SUN GROUP, FLC, BIC, TNG, APEC,... Đến nay một số công trình quy mô lớn đã và đang được triển khai xây dựng như: Shophouse TNR Stars Center (Phường Đề Thám), Khách sạn Pác Bó, Shophouse TNR Hợp Giang, Tổ hợp thương mại dịch vụ Hà Nội Phoenix Tower Cao Bằng (Phường Hợp Giang),... với quy mô đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Cùng với đó, các loại hình thương mại - dịch vụ của thành phố phát triển nhanh như: Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch cộng đồng, trung tâm điện máy, trung tâm dịch vụ công nghệ, viễn thông, dịch vụ vận tải hành khách công cộng (taxi, xe buýt, xe điện), không gian phố đi bộ Kim Đồng, chợ ẩm thực thành phố đã tạo nên nét riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa; nhiều tiện ích phục vụ khách du lịch được triển khai.  Đến hết năm 2019, Thành phố đã đón trên 350 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế, cao gấp 04 lần so dân số của thành phố.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, bước đầu hình thành một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm có uy tín trên thị trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ thương mại, dịch chiếm 68,3%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 28,3%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,4% vượt mục tiêu nhiệm kỳ đề ra. Tổng mức doanh thu và bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 11% nămvà tăng gần gấp đôi so với nhiệm kỳ trước; Tổng giá trị công nghiệp và xây dựng ước đạt gần 6.800 tỷ đồng; Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 76,2 triệu đồng/ha, tăng trên 15 triệu đồng/ha so với năm 2015.

Công tác quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ.Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, thành phố đã hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập 03 đồ án quy hoạch phân khu và trên 10 đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm.5 năm qua, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng trên 370% so với giai đoạn trước. Thành phố đã thực hiện hoàn thành 86 công trình với tổng kinh phí đầu tư đạt gần 1.600 tỷ đồng. Triển khai và thực hiện hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo hình thức "Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ", từ năm 2016 đến nay đã huy động xã hội hóa trên 15 tỷ đồng và hơn 2 vạn công lao động để xây dựng trên 350 công trình, hạng mục quy mô nhỏ về giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, lắp đặt điện sinh hoạt, điện chiếu sáng ngõ xóm,... góp phần quan trọng hoàn thiện tiêu chí hạ tầng đô thị loại III.

Công tác quản lý, phát triển đô thị tiếp tục được chú trọng. Nhiều công trình, hạng mục trang trí ngoài trời có kiến trúc đẹp, đậm giá trị văn hóa truyền thống được đầu tư và đưa vào khai thác hiệu quả góp phần tạo nên diện mạo đô thị ngày càng khang trang, độc đáo. Đặc hình như các dự án Kè chống sạt lở bờ kè Sông Bằng, Sông Hiến; dự án Phố đi bộ Sông Bằng đang triển khai với quy mô hơn 10km dọc sông Bằng, sông Hiến đã góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện rõ nét cảnh quan môi trường, tạo lập hệ thống đường đi bộ ven sông, phục vụ nhân dân sinh hoạt thể thao, rèn luyện sức khỏe. Công tác vệ sinh môi trường đô thị cũng đạt nhiều kết quả tích cực, chất lượng thu gom, xử  lý rác thải, chăm sóc cây xanh, vận hành điện chiếu sáng, trang trí đô thị được nâng lên rõ rệt, phạm vi cung ứng dịch vụ công ích đô thị không ngừng được mở rộng; Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 94,6%, tăng 12 % so với năm 2016 và trồng mới gần 2.000 cây xanh đô thị.

Công tác thu ngân sách Nhà nước được tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng việc triển khai nhiều biện pháp mới trong quản lý và khai thác nguồn thu. Do vậy, trong nhiệm kỳ, Tổng thu ngân sách đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gần 900 tỷ đồng so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trong đó, thu ngân sách không bao gồm thu từ sử dụng đất đạt 981tỷ đồng, tăng 149% so với nhiệm kỳ trước; đảm bảo cân đối chi thường xuyên 104%; chi đầu tư tăng bình quân 14,8%.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường có nhiều đổi mới, thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật; hàng nămviệc lập kế hoạch sử dụng đất, triển khai việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và triển khai các công trình, dự án theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác giải phóng mặt bằng được Lãnh đạo thực hiện quyết liệt với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố và cơ sở, trong 5 năm, đã hoàn thành thực hiện giải phóng mặt bằng 37 dự án, với tổng diện tích mặt bằng được giải phóng đạt gần 177 ha góp phần tích cực thu hút đầu tư, tạo nên diện mạo mới cho đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố ngày càng phát triển.

Nét nổi bật nữa đó là thực hiện Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Đến nay, hai xã Hưng Đạo và Vĩnh Quang đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã Chu Trinh đạt 15/19 tiêu chí, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020 , vượt 200% chỉ Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Chất lượng cuộc sống nhân nhân khu vực nông thôn từng bước được cải thiện, đã hình thành một số mô hình điểm về nông nghiệp công nghệ cao; mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, vùng chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gần 30 triệu đồng/ người/năm

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng được quan tâm chú trọng, nổi bật trong nhiệm kỳ đã đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới trường lớp học, tổ chức lại các cơ sở giáo dục được thực hiện đồng bộ với mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia; hoàn thành xây dựng mới toàn bộ cơ sở vật chất 03 trường, cải tạo, nâng cấp 18 trường, mở rộng diện tích 02 trường học. Sáp nhập 04 cơ sở giáo dục, thành lập mới Trường mầm non Tân Giang. Từ năm 2015 đến nay đã có thêm 7 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số hiện nay toàn Thành phố có có 24/35 trường của các bậc học đạt chuẩn Quốc gia, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra trong cả nhiệm kỳ. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức, đã có thêm 02 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã.  Công tác giải quyết việc làm được thực hiện có hiệu quả, bình quân hàng năm có gần 2.000 lao động được giải quyết việc làm mới. Cùng với thực hiện tốt các chế độ, chính sách giảm nghèo, thành phố đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng mới 107 nhà cho hộ nghèo; thực hiện thành công mô hình vận động cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố và các doanh nghiệp hỗ trợ xây mới 27 nhà cho hộ nghèo, qua đó góp phần quan trọng trong giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố  còn 1,44%.

 Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tiếp tục đi vào chiều sâu, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi thông qua sự phát triển rộng khắp. Trong giai đoạn 2015 - 2020,  Thành phố đã xây dựng được thêm 03 nhà Văn hóa phường, xã và 20 nhà văn hóa tổ, xóm, 22 khu, điểm tập luyện thể thao ngoài trời, 01 khu trung tâm thể thao cấp xã. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh vàtrật tự an toàn xã hội được giữ vững, lực lượng chức năng thường xuyên chủ động và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh.

Từ thế đứng hôm nay, nhìn lại những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Cao Bằng mới thấy thật đáng tự hào, Song bước vào giai đoạn mới dự báo sẽ có nhiều thời cơ, vận hội, đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Nhưng với truyền thống đoàn kết, thống nhất và những bài học kinh nghiệm đúc kết trong lãnh đạo, chỉ đạo; cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ, giúp đỡ của các sở, ngành của tỉnh trong những năm qua. Tin tưởng rằng, nhiệm kỳ tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cao Bằng sẽ tiếp tục phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, để hướng tới mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành đô thị năng động, phát triển bền vững, mang đậm bản sắc đô thị miền núi. Trong đó, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Một là: Tập trung hoàn thiện hạ tầng thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển và tích cực đề xuất với tỉnh đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Cao Bằng đến năm 2030 nhằm phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ tại các khu đô thị mới. Triển khai đầu tư hoàn thành và sớm đưa vào khai thác các dự án hạ tầng kỹ thuật: Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, dự án đập dâng nước, các công trình kè sông Bằng, Sông Hiến, cầu nối phường Hợp Giang - Hòa Chung nhằm khai thác quỹ đất, cảnh quan tạo mặt bằng có lợi thế thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ, phục vụ tốt cho phát triển du lịch. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống kho bãi trung chuyển hàng hóa tại phường Duyệt Trung, Đề Thám và xã Hưng Đạo.

Xây dựng cơ chế ưu tiên về sử dụng mặt bằng, bố trí vị trí kinh doanh thuận lợi tại các chợ, công trình dịch vụ do thành phố quản lý để khuyến khích phát triển các dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố như: Ngành thủ công truyền thống, nông sản công nghệ cao, các sản phẩm của Cao Bằng có thương hiệu, các dịch vụ phụ trợ du lịch... Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng; Duy trì các hoạt động gặp mặt, đối thoại, kết nối doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh với chính quyền nhằm kịp thời nắm bắt nguyện vọng, tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công...

Hai là: Tập trung phát triển công nghiệp trên địa bàn theo hướng trở thành trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh. Đề xuất với tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào khai thác vận hành khu công nghiệp Chu Trinh và xây dựng chính sách ưu tiên khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xen lẫn khu dân cư trên địa bàn Thành phố vào hoạt động trong khu công nghiệp. Tăng cường kiểm tra, áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các chế tài xử lý vi phạm về giao thông, đất đai, xây dựng, vệ sinh môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyển đổi, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng công nghiệp với bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản và cảnh quan đô thị nhằm phát triển bền vững.Thực hiện kịp thời công tác phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng quy mô lớn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai, cấp phép xây dựng... nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất xây dựng.

Ba là: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp- nông thôn theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn. Tiếp tục duy trì và tăng nguồn Quỹ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn thành phố ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp thông minh. Thu hút các nhà đầu tư, liên kết sản xuất và xây dựng các mô hình "nông nghiệp cảnh quan" phục vụ du khách đến thăm quan, giải trí và mua các sản phẩm nông nghiệp sạch.

Bốn là:Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp thu ngân sách. Chủ động, linh hoạt trong điều hành thu ,chi ngân sách đảm bảo minh bạch, công khai, công bằng; kịp thời đềxuất với tỉnh giao thu cân đối, điều tiết tỷ lệ phân chia nguồn thu từ đất hợp lý tạo thuận lợi cho thành phố chủ động được nguồn lực đầu tư hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Điều tiết linh hoạt việc phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi theo phân cấp giữa thành phố và xã phường trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2021 - 2025. Chủ động cụ thể hóa chỉ tiêu thu ngân sách thành kế hoạch, kịch bản thu ngân sách hàng năm.

Năm là:Tập trung nguồn vốn đầu tư công của thành phố và đề xuất với tỉnh ưu tiên nguồn lực để thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch các địa bàn trọng điểm, khắc phục kịp thời những bất cập giữa quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đang có hiệu lực. Xây dựng dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch xây dựng, đất đai tại các cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của các tổ chức, cá nhân. Thực hiện hiệu quả quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư các dự án phát triển đô thị đã phân kỳ trong giai đoạn 2020 - 2025, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị khu vực 2 bên đường phía Nam; khu đô thị mới Đề Thám; các khu vực phát triển đô thị - dịch vụ phường Sông Bằng, Ngọc Xuân. Tiếp tục thu hút đầu tư cầu nối phường Hợp Giang với phường Sông Bằng, Ngọc Xuân, cầu nối phường Đề Thám với xã Vĩnh Quang. Ưu tiên vốn ngân sách nhà nước tập trung cho công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, huy động xã hội hóa nguồn lực đầu tư theo cơ chế "Nhân dân làm - Nhà nước hỗ trợ" đối vớicác hạng mục, công trình quy mô nhỏ;thu hút các thành phần kinh tế đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật - xã hội có tính chất dịch vụ như: Hệ thống kho bãi trung chuyển hàng hóa, bãi đỗ xe, nghĩa trang nhân dân, hạ tầng trong các khu đô thị thương mại, hệ thống xử lý nước thải... nhằm gắn kết chặt chẽ phát triển đô thị với phát triển KT – XH hướng tới một đô thị phát triển bền vững./.

     III - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2025

     Hướng tới mục tiêu xây dựng Thành phố thực sự phát triển bền vững, phát huy tốt chức năng đô thị trung tâm tỉnh lỵ, vùng động lực phát triển KT – XH của cả tỉnh, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, từ nay đến năm 2020 Thành phố xác định tiếp tục đẩy mạnh nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tập trung vào công tác quản lý quy hoạch nâng cao chất lượng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2030, tầm nhiefn 2050; ưu tiên nguồn vốn để lập đồ án quy hoạch chi tiết trên toàn địa bàn đô thị.

     Tập trung nguồn lực hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí phân loại đô thị, chủ động đề xuất với tỉnh thu hút và ưu tiên đầu tư các dự án phát triển đô thị gắn liền với phát triển dịch vụ, nhằm thúc đẩy phát triển đô thị với phát huy thế mạnh về tiềm năng dịch vụ - ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tự, đặc biệt là các dự án quy mô lớn do các sở, ngành, các thành phần kinh tế làm chủ đầu tư để từng bước hoàn chỉnh hạ tầng và hình thành đầy đủ các khu chức năng như: Khu trung tâm hành chính Đề Thám, các khu, cụm công nghiệp, khu thương mại, các trung tâm văn hóa, thể thao,… nhằm gắn kết chặt chẽ phát triển đô thị với phát triển KT – XH hướng tới một đô thị phát triển bền vững.

     Các mục tiêu cụ thể :

     II- MỤC TIÊU CHỦ YẾU:

    1. Cơ cấu ngành kinh tế: Thương mại - Dịch vụ: 70%; Công nghiệp - Xây dựng: 27%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 3%.

     2. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt bình quân 2.300 tỷ đồng/năm.

     3. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại dịch vụ đạt bình quân 5.800 tỷ đồng/năm.

     4. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 250 tỷ đồng/năm.

     5. Thu ngân sách Nhà nước (không bao gồm thu từ sử dụng đất) trên địa bàn tăng bình quân tên 12,5%/năm/.

     6. Đến năm 2025 có ít nhất một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận thành phố Cao Bằng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

     7. Phấn đấu đón 1,5 triệu lượt khách du lịch đến Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025.

     8. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86%; tỷ lệ xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt trên 63%; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 95%.

     9. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,2%.

     10. Mỗi năm có từ 1.900 lao động trở lên được giải quyết việc làm.

     11. Tăng ít nhất 05 trường chuẩn Quốc gia và duy trì chất lượng các trường đạt chuẩn Quốc gia theo cấp học.

     12. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi dưới 11,3%.

     13. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí hạ tầng kỹ thuật đô thị theo yêu cầu của đô thị loại II (có 85% đường, ngõ xóm trên địa bàn được chiếu sáng; trồng mới 5000 cây xanh đô thị; có tối thiểu 20 tuyến đường, tuyến phố đạt tuyến phố văn minh đô thị).

     14. 100% hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 55% hộ dân được sử dụng nước sạch.

     15. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý khu vực nội thành đạt 100%; khu vực nông thôn được thu gom và xử lý đạt tối thiểu 90%.

     16. Hằng năm chính quyền Thành phố và 100% chính quyền phường, xã được xếp hạng chính quyền điện tử mức độ III trở lên.

     17. Phấn đấu xếp hạng 03 trở lên trong toàn tỉnh về thực hiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) hàng năm.

     18. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới ít nhất 05 trụ sở phường, xã đảm bảo tiêu chuẩn.

  

 

  

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Ba 2024><<
Tháng Ba 2024
 HBTNSBC
926272829123
1045678910
1111121314151617
1218192021222324
1325262728293031
141234567
Lịch công tác tuần
Đăng nhập